Chợ thông tin Đồng hồ Việt Nam banner

Trở lại   Chợ thông tin Đồng hồ Việt Nam > GÓC ĐỒNG HỒ > Các thương hiệu đồng hồ > ĐỒNG HỒ CHOPARD

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 21-09-2012, 08:47 AM
davidminhtang davidminhtang đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 1
Mặc định Chopard, thương hiệu đồng hồ trang sức nổi tiếng

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com


Thật hiếm khi mà “tính trung thực, sự mạo hiểm và tấm lòng“ là nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà sản xuất đồng hồ nữ trang nổi tiếng. Nhưng hãng nữ trang và đồng hồ mang tên Chopard đã làm được điều này với câu chuyện tưởng chừng như cổ tích. Có ai chưa từng trông thấy những hình ảnh đẹp mê hồn trên màn ảnh của các minh tinh thế giới tại liên hoan phim Cannes hàng năm. Bước những bước tự tin trên thảm đỏ khi mà ánh sáng mặt trời dường như ghen tị với ánh sáng của những mẫu trang sức bằng kim cương mang trên người những người đẹp mà qua bàn tay của những người thợ kim hoàn tài hoa của hãng Chopard, họ trở nên lộng lẫy, rực rỡ tại lễ trao giải “Cành Cọ Vàng- Palme d’Or“ hằng năm này.

Từ năm 1998, Chopard được chọn là nhà kim hoàn chính thức cho liên hoan phim Cannes. Chopard đã thiết kế lại giải ‘Palme d’Or’ là giải dành cho phim truyện hay nhất và giải Chopard Trophy, giải “dàn dựng phim mang tính sáng tạo nhất”. Những giải này không hẳn là lý do chính để các minh tinh chọn nhãn hiệu Chopard cho các sự kiện, dạ vũ và lễ hội lớn. Hãng nữ trang thanh lịch nhất nước Pháp này không xa lạ gì với những dạ vũ sang trọng bậc nhất trong giới thượng lưu Paris. Bên cạnh liên hoan phim Cannes, Chopard cũng tham gia tài trợ cho giải Mille Miglia từ năm 1998 cho đường đua từ Brescia tới Rome. Ôâng phó chủ tịch Chopard, Karl-Freiderich Scheufele, một người hâm mộ xe đua, tiết lộ lý do tham gia tài trợ giải này vì “những ai yêu những chiếc xe đua đẹp thì cũng sẽ yêu những chiếc đồng hồ đẹp và ngược lại”. Và thế là bộ sưu tập đồng hồ thể thao Mille Miglia ra mắt đáp ứng mong đợi của những ai yêu tốc độ và ưa thích đồng hồ Chopard trên đường đua Brescia –Roma hằng năm.

Đằng sau thành công Chopard có một tấm lòng, bằng chứng là việc chủ tịch công ty, Karl Scheufele kêu gọi toàn thể công ty ủng hộ cuộc chiến chống lại bệnh bạch cầu qua việc thiết kế serie đồng hồ với số lượng có hạn cho sự kiện này và tiền thu được gửi đến quỹ quốc tế Josh Carreras để khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu về bệnh này. Phương châm mang lại hạnh phúc được thể hiện qua bộ sưu tập Kim cương hạnh phúc (Happy Diamonds) gây tiếng vang tại hội chợ nữ trang Basel, Thụy Sĩ năm 1977. Bộ sưu tập Happy Diamonds với những mẫu đồng hồ với các hạt kim cương chuyển động tự do trong mặt kính pha lê trông thật nữ tính, quyến rũ và mới lạ. Ngay sau đó ï Chopard tràn ngập trong những đơn đặt hàng.

‘Hạnh phúc’ là ước mơ của Chopard, khi mà để đạt được những bước tiến trên hãng đã gặp rất nhiều gian nan và khốn khó trên các bước đường của mình. Năm 1963, người lãnh đạo cuối cùng của Chopard gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm mẫu mã mới để lắp ráp, sản xuất các bộ phận cho đồng hồ. Và những người con của Paul André, người sáng lập ra hãng Chopa đều không ai muốn nối nghiệp cha. Để tiếp tục giữ lại nhãn hiệu và danh tiếng cho gia đình, Paul André ra sức tìm người hợp tác có kinh nghiệm và hiểu biết được công việc kinh doanh của gia đình nhưng thời gian thì cứ thế trôi đi còn ông thì đã ngoài 80 tuổi. Thế nhưng, như đã an bài, một nhà sản xuất nữ trang người Đức đã tìm đến Chopard với dự định muốn mua lại xưởng sản xuất đồng hồ, không ai ngờ chính người này lại là người đi tiếp bước đường của Chopard. Karl Scheulefe III, bắt tay hợp tác với Chopard lúc ông vừa tròn 25 tuổi. “Khi tôi nhìn thấy người đàn ông luống tuổi trên chiếc ghế bành tại công ty lần đầu tiên, tôi đã đoán biết việc sáp nhập hai công ty là một quyết định đúng”. Ông Scheulefe, hiện giờ là Tổng Giám Đốc của hãng Chopard, tâm sự.

Trở lại với lịch sử của gia đình Chopard, người đầu tiên làm rạng danh dòng họ này trong việc sản xuất đồng hồ được sinh ra ở dãy núi Jura tại một ngôi làng nhỏ ở Sonvillier, ông Louise Ulysse Chopard và trở thành người sản xuất đồng hồ độc lập khi ở tuổi 24. Đặt mình trên các đối thủ cạnh tranh, Louis Ulysse Chopard quyết định mẫu đồng hồ chính xác làm bằng tay tinh xảo nhất của làng Sonvilier phải là của mình. Để biến ý nghĩ ấy thành hiện thực, ông cho trưng bày những chiếc đồng hồ độc đáo nhất của mình ở Nga và đã bán hết tất cả, kể cả chiếc bán cho Tsar Nicholas II.Thành công này khuyến khích ông chuyển đến Geneva năm 1920, nơi mà tiếng tăm của ông và con trai đã đưa nhãn hiệu ‘LUC’ (Louis Ulysse Chopard) lên một tầm cao mới.

Tuy nhiên ở thập niên 60, công việc kinh doanh bị ngưng trệ. Cháu trai ông là Paul André Chopard gặp nhiều trở ngại, Paul André là một nhà sản xuất đồng hồ xuất sắc nhưng lại không phải là một nhà kinh doanh giỏi. Công việc kinh doanh bị thu hẹp lại đến mức chỉ còn lại một vài khách hàng trung thành, và trong số 150 thợ vỏn vẹn chỉ còn lại 10 người. Tuy nhiên, điều này không hẳn là vấn nạn đối với chàng Scheufele trẻ tuổi, người đã vực dậy nhãn hiệu Chopard và đưa nhãn hiệu này trở nên nổi tiếng. Và việc tiếp quản Chopard S.A sẽ đưa công ty của gia đinh ông lọt vào danh sách của những người sản xuất đồng hồ danh tiếng nhất tại Thụy Sĩ lúc bấy giờ.

Về phần lịch sử gia đình Scheufele, ông Karl Scheufele I, người đã sáng lập ra Eszeha, một công ty sản xuất nữ trang ở Pforzheim, Đức năm 1904. Công ty này đã nổi tiếng không chỉ nhờ chế tạo trang sức vàng và bạch kim đính đá quý mà còn nhờ sức sáng tạo mãnh liệt của Scheufele. Năm 1911, ông đã thiết kế ra khoá đồng hồ có hình dạng “chiếc kéo”. Và chiếc khóa đồng hồ có gắn dây lúc ấy là tiền thân của dây chiếc đồng hồ đeo tay ngày nay. Thiết kế này làm cho những phụ nữ trẻ ở độ tuổi 20 yêu thích và ủng hộ nhiệt liệt và điều này khiến ông trở thành một người giàu có. Thời kỳ tốt đẹp của công ty lại bị ngưng trệ do Chiến tranh Thế giới thứ I nổ ra. Scheufele là người đầu tiên tình nguyện tham gia chiến trường và là người cuối cùng rời khỏi chiến trường. Khi quay trở về, ông chuyển từ làm trang sức sang làm đồng hồ trang sức. Công ty sau đó cũng chuyển tên thành Karl Scheufele GMBH.

Scheufele I mất năm 1941. Con trai ông điều hành việc kinh doanh không tốt lắm. Năm 1943, bom của quân đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã phá sập công ty ở Pforzheim. Và Scheufele con bị mất một chân trong chiến tranh và sau đó lại mắc bệnh tiểu đường. Khi công việc kinh doanh bị đổ bể con trai ông là Karl Scheufele III mới 7 tuổi. Cậu bé đã chứng kiến cảnh người cha tàn tật của mình tìm cách khôi phục lại kinh doanh bằng việc sản xuất thánh giá bằng gỗ kiểu Bavarian và mặt dây chuyền bằng bạc để bán cho các lính Mỹ. Mỗi cent kiếm được từ những đồ trang trí này được góp nhặt để xây dựng lại nhà máy của gia đình. Đến năm 1954, họ bắt đầu lại việc sản xuất đồng hồ.

Sức khỏe của người cha yếu đi có nghĩa là công việc kinh doanh của gia đình do Karl Scheufele tiếp quản năm 1958. Chỉ mới 20 tuổi và còn khá xa lạ với nghề kim hoàn và làm đồ trang sức, Scheufele III đã phải quản lý 35 công nhân và công việc kinh doanh trong tương lai của gia đình.

Sheufele nói “Khi công ty có một thương hiệu tốt và một truyền thống lâu đời, thì nó sẽ không còn mang tiếng là nợ nần nữa”. Tuy nhiên ông đã gặp may khi yêu và cưới con gái của một nhà sản xuất đồ xi mạ vàng, người bố vợ sẵn sàng là người bảo lãnh vay ngân hàng cho công việc kinh doanh của gia đình mình. Scheufele nhớ lại “Trong những năm đầu tiên, vợ tôi và tôi phải tự tay làm tất cả mọi việc”. Đó là những năm ông học được rất nhiều bài học có giá trị, một trong những bài học đó là cần nhiều chú trọng nhiều tới các bộ phận chuyển động của đồng hồ. Chính điều này đã khiến ông gặp gỡø Paul André Chopard. Paul André tiếp tục là người cố vấn kinh doanh đến tận khi ông mất năm 1968. Việc sản xuất những bộ sưu tập đôi gồm đồng hồ bỏ túi và đồng hồ đeo tay bị ngừng lại. Thay cho vị trí của chúng, bộ chuyển động được làm cho những dòng sản phẩm khác của công ty Pforzheim.

Nỗ lực tung ra thị trường loại đồng hồ đầu tiên mang thương hiệu Chopard chỉ nhận được rất ít sự ủng hộ nhiệt tình. Những đối thủ cạnh tranh tung tin đồn với các khách hàng quốc tế rằng đây chỉ là sản phẩm của công ty bé như bao diêm. Để chấm dứt tin đồn này, Scheufele mời những khách hàng của mình tới Geneva để tham quan cửa hiệu, những chiếc đồng hồ và xưởng sản xuất hiện đại của mình. Và sau đó mọi việc bắt đầu chuyển sang một hướng khác. Tiếp đó là “Happy Diamonds”, gợi cảm hứng từ những giọt nước long lanh của một thác nước ở khu rừng mang tên Black Forest. Ngày nay, nguồn cảm hứng này vẫn tiếp tục đi cùng với Chopard, như sự trở về với cội nguồn của mình năm 1996 vậy. Công ty thành lập một nhà máy sản xuất tại vùng Swiss Jura-Thụy Sỹ chỉ tập trung sản xuất những bộ chuyển động LUC. Chiếc LUC 1860 đầu tiên với cỡ Calibre 1.96 được vinh dự nhận giải “Chiếc đồng hồ của năm”. Chiếc Calibre 1.98 có năng lượng dự trữ trong 9 ngày, chiếc LUC tonneau 3.97 và chiếc LUC Tourbillion mới vừa được tung ra thị trường.

Những bước ngoặt thành công này còn nhiều hơn cả những gì Karl Scheufele và vợ làm được. Đó cũng là những thành công từ những người con của ông phó chủ tịch Karl- Friedrich và bà Caroline Gruosi, một huyền thoại hiếm có về 4 thế hệ sản xuất đồng hồ trang sức.

Chopard hiện nay với một tương lai đẹp như mặt trời buổi sáng, với doanh thu và danh tiếng vượt xa những hãng khác. Đó là kết cục có hậu của một câu chuyện cổ tích, công ty đang tận hưởng “hạnh phúc mãi mãi về sau”.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Xây dựng bởi SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.